Cài đặt Windows với WinNT Setup trên WinPE
Đọc Kỹ Hướng Dẫn Trước Khi Thực Hiện
Đối với các phiên bản Windows ReBuild không cài được bằng Setup.exe hoặc các PC với Main bắt buộc phải có Driver đi cùng với Bộ cài (Như các Laptop Intel Gen 11+ với ổ cứng RAID thì bắt buộc phải có Driver IRST đi kèm với bộ cài), WinNT Setup sẽ giải quyết vấn đề này.
Chuẩn ổ cứng cho chế độ Windows boot UEFI là GPT
GPT (GUID Partition Table) là một chuẩn mới có khả năng thay thế cho MBR với các giao diện tối ưu hơn, tính năng tốt hơn. Chuẩn GPT còn tương thích tốt với UEFI để thay thế cho BIOS. Ưu điểm của chuẩn GPT là hỗ trợ dung lượng tối đa 256TB và số phân vùng trên ổ cứng lên đến con số 128.
*** Các máy tính đời mới đều mặc định là GPT nên các bạn không cần lo về khoản này ***
Một số Link Download phần mềm cần thiết:
Download Intel Rapid Storage Technology Driver (IRST): https://1drv.ms/IRST hoặc tải về từ trang chủ của hãng PC bạn
Một số Link Download Windows & Office:
All Windows & Office: https://massgrave.dev/genuine-installation-media.html
ISO Windows 11: https://massgrave.dev/windows_11_links.html
ISO Windows 10: https://massgrave.dev/windows_10_links.html
ISO Windows LTSC: https://massgrave.dev/windows_ltsc_links.html
Office 2013/2016/2019/2021/*365*: https://massgrave.dev/office_c2r_links.html
ISO Windows 10 & 11 bản Business & Consumer khác nhau những gì?
Dưới đây là bảng thông tin:
Hướng dẫn Active Windows, Office & IDM Free:
https://tranphu.gitbook.io/setup/active-windows-and-office
1. Chuẩn bị
• USB Tầm 8GB trở lên (Khuyến nghị 32GB để bộ cài Win vào Folder *ISO* của USB luôn cho tiện)
• AnhDV Boot or NHV Boot (Tạo Boot trên USB theo Hướng dẫn từ nhà phát triển)
• Windows 11 or Windows 10,... (Để vào ổ D,... hoặc ổ khác không đụng tới ổ cài Win là được)
• Driver PC bạn định cài Win (Có thể tải & cài đặt sau khi cài Win cũng được)
*** Intel Rapid Storage Technology Driver (IRST): Là Driver quan trọng giúp Windows nhận diện ổ cứng RAID trên các máy tính Laptop Intel Gen 11 trở lên ***
2.1. Xóa phân vùng trên ổ cứng
Bước 1: Trên giao diện chính của AnhDV Boot, bạn mở phần mềm Partition Wizard 12 lên.
Bước 2: Bạn click chuột phải vào phân vùng EFI và Windows cũ => Delete để xóa 2 phân vùng được chỉ định.
Chọn 2 phân vùng Khoanh Đỏ ở dưới (Click chọn từng cái và nhấn Chuột phải, chọn Delete)
Chú ý Phần Khoanh Xanh phải là GPT (Nếu là MBR thì nhấn Chuột phải chọn chuyển sang GPT)
Bước 3: Bạn bấm Apply ở phía bên trái phần mềm để áp dụng các thay đổi lên phân vùng.
Bấm Yes để tiếp tục.
Sau khi xóa phân vùng thành công, bạn hãy bấm OK để thoát hộp thoại.
2.2. Tạo phân vùng Boot EFI
Bước 1: Bạn click chuột phải vào phân vùng vừa xóa (Unallocated) (1) => Create (2).
Bước 2: Bạn thiết lập các thông số giống như ảnh bên dưới.
+ Drive Letter => None (1).
+ File System => FAT32 (2).
+ Partition Size => 100 - 500 *MB* (3).
Click OK (4) để tạo phân vùng.
Bước 3: Bạn click chuột phải vào phân vùng vừa tạo (1) => Change Partition Type ID (2).
Bước 4: Bạn click chọn Please predefined ID from the list: (1) => chọn EFI System Partition (2) => Yes (3).
2.3. Tạo phân vùng chứa Windows
Bước 1: Bạn click chuột phải vào phân vùng Unallocated (1) => Create (2).
Bước 2: Bạn để các thông số mặc định như ảnh => click OK.
Bạn có thể thêm tên bạn muốn cho ổ đĩa C bạn muốn ở phần Partition Label
Thiết lập thông số như ảnh
Bước 3: Bạn click Apply ở phía bên trái phần mềm để áp dụng các thay đổi.
Bấm Yes để đồng ý với cảnh báo hiện trên màn hình.
Sau khi phân vùng xong, bạn click OK để bỏ qua thông báo này.
3. Cài Windows bằng WinNT Setup
3.1. Cài đặt Windows
Bước 1: Bạn mở WinNT Setup trong app Windows Setup (AnhDV Boot) ở màn hình Desktop
Bước 2: Bạn click chọn thẻ Windows Vista/7/8/10/11 => ....
Search (1): Chọn ISO Windows đã tải về
Mũi Tên (2): Chọn ổ 100-500 *MB*
Mũi Tên (3): Fomat ổ đĩa nhận Boot (2)
Mũi Tên (4): Chọn ổ đĩa C:\
Mũi Tên (5): Fomat ổ đĩa chứa Win (4)
Mũi Tên (3) & (5): Bạn có thể bỏ qua nếu như bạn làm Phần 2 xoá ổ tạo mới
(6) Chọn Phiên bản Windows mà bạn muốn
Add Drivers (Dành cho PC Intel thế hệ 11+ dùng ổ cứng RAID - Link Tải Driver ở đầu bài viết)
Nhấn Setup để tiếp tục bước tiếp theo
Bảng hộp thoại mới hiện lên, bạn hãy bấm OK để tiếp tục.
Bước 3: Sau khi cài đặt thành công, bạn hãy bấm Reboot để khởi động lại máy.
3.2. Thiết lập và hoàn thành
Chọn: Spain >> Yes
Chọn: US >> Yes
Chọn: Skip
Chọn: Accept
Chọn: Skip for now
Chọn: Set up for Personal Use (Nếu bạn muốn đăng nhập tài khoản Microsoft) hoặc Work or School (nếu bạn không muốn đăng nhập tài khoản Microsoft)
•
Về phần các bạn không muốn đăng nhập tài khoản Microsoft (Set up for Work or School) thì các bạn nhấp vào Sign-in options >> Domain sẽ bỏ qua được
•
Điền tên User PC bạn muốn đặt (Vd: Admin)
Điền Password bạn muốn đặt hoặc không đặt thì Bỏ trống và nhấn Next
Nếu bạn muốn bật gì thì để lại còn không thì tắt
Theo mình thì Tắt hết or (Nếu hiện 2 tuỳ chọn Yes và No thì chon No - Dòng 2 hết) vì không cần thiết :v >> Nhấn Next
Done: Giờ chờ nó tự chạy hoàn tất hết là Done
Hoàn thành quá trình cài đặt Windows
Nguồn: AnhDV Boot, NHV Boot, thuthuatphanmem.vn :))
Last updated